Event Description
Khái niệm Marketing là gì? Toàn cảnh về ngành Marketing
➡️➡️➡️Marketing là gì? Mô hình quản trị Marketing nào đang thịnh hành, phổ biến nhất? Nếu bạn bị “hấp dẫn” bởi mức lương, phúc lợi làm việc hấp dẫn của Marketer thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. FPT Skillking đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn tìm ra đáp án đúng đắn cho các câu hỏi của mình.
Hỏi đáp: Marketing là gì?
Hầu hết các bạn trẻ có hứng thú với lĩnh vực marketing đều băn khoăn về câu hỏi này. Quả thực có đến vô số thuật ngữ và định nghĩa được đề cập khi hỏi tới lĩnh vực marketing. Để bạn có cái nhìn chính xác Marketing là gì, chúng ta hãy cùng bỏ túi những khái niệm như sau:
1. Khái niệm Marketing của “Cha đẻ Marketing”
Theo Giáo sư Philip Kotler “Marketing là khoa học và nghệ thuật, có thể tạo ra và cung cấp những giá trị thỏa mãn cho nhu cầu của thị trường. Marketing sẽ xác định những nhu cầu và mong muốn từ khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp, công ty thu lại lợi nhuận. Dưới góc nhìn của Philip Kotler thì khái niệm của Marketing là tất cả những gì liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng & thị trường mục tiêu.
Khái niệm Marketing của Giáo sư Philip Kotler
2. Thuật ngữ Marketing được AMA (Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ)
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ AMA nhận định Marketing là toàn bộ quy trình, hoạt động liên quan tới việc phân phối các sản phẩm & dịch vụ có giá trị tới người tiêu dùng.
3. Khái niệm Marketing của MarketingTrips
Dựa trên góc nhìn của mình, MarketingTrips nhận định Marketing là hoạt động có thể tìm ra lợi nhuận. Thông qua việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ phát triển vững mạnh hơn. Khái niệm này đã bao gồm quy trình nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, quảng cáo, PR, khuyến mãi và marketing trực tiếp,…
4. Lịch sử phát triển của ngành Marketing
Tính đến thời điểm hiện tại, ngành marketing đã trải qua 4 giai đoạn lớn và đạt được những cột mốc nhất định. Tới nay là giai đoạn thứ 5, cụ thể gồm:
-
Marketing 1.0: Giai đoạn mà các hoạt động marketing định hướng sản phẩm để có thể cung cấp thành công tới tay người tiêu dùng.
-
Marketing 2.0: Chủ yếu quan tâm đến nhu cầu và sở thích riêng của từng khách hàng để cung cấp sản phẩm phù hợp.
-
Marketing 3.0: Tập trung vào yếu tố con người, khách hàng sẽ có sự hài lòng tốt nhất nhờ vào chất lượng của sản phẩm và phương diện về mặt tinh thần khi lựa chọn thương hiệu.
-
Marketing 4.0: Gắn liền với yếu tố kỹ thuật số Digital, sử dụng hình thức tiếp thị chủ yếu là trực tuyến online. Bên cạnh đó vẫn có một số thao tác tiếp thị ngoại tuyến offline.
-
Marketing 5.0: Ra đời trong bối cảnh các yếu tố công nghệ đã phát triển lên tầm cao mới, thay đổi linh hoạt khía cạnh về cuộc sống và kinh tế.
Lịch sử phát triển của ngành Marketing
5. Marketing và Brand
Nói tới ➡️➡️➡️Marketing chắc chắn không thể thiếu sự xuất hiện của thương hiệu. Sự gắn kết giữa Marketing và Brand là điều không thể chối cãi. Trong đó, vai trò chủ yếu của marketing là doanh số và khách hàng. Còn Brand sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh, định vị thương hiệu và xây dựng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp.
6. Traditional Marketing
Đây là Marketing truyền thống, quảng cáo và phổ biến thông tin tới khách hàng thông qua các yếu tố không liên quan nhiều đến công nghệ. Doanh nghiệp, công ty sẽ thông qua TV, báo chí, điện thoại, gửi thư trực tiếp, radio, bảng quảng cáo,… để tiếp cận khách hàng.
7. Digital Marketing
Đây là hình thức tiếp thị, quảng cáo, quảng bá,… tại nền tảng online (internet) và công nghệ kỹ thuật số (digital technology). Hình thức Digital Marketing ngày càng được đánh giá cao trong đời sống 4.0 như hiện nay bởi hiệu quả thu về lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Digital Marketing
Lời kết
Thông qua bài viết này, chắc rằng bạn đã phần nào hiểu rõ về Marketing. Hy vọng bạn sẽ có quyết định chính xác hơn trong việc theo đuổi ngành nghề này. Nếu bạn có ý định đăng ký khóa học Marketing thì hãy liên hệ với FPT Skillking tại trang web ➡️➡️➡️skillking.fpt.edu.vn nhé.